Một số kinh nghiệm soạn bài giảng e-Learning đạt kết quả tốt nhất

Để soạn giảng e-Learning đạt kết quả cao giáo viên nên tuân thủ một số quy tắc nhất định, sau đây VniTeach xin giới thiệu đến quý Thầy Cô một số kinh nghiệm soạn giảng e-Learning đạt kết quả tốt nhất.

Kinh nghiệm bài giảng e-Learning
Kinh nghiệm soạn giảng e-Learning

1. Trước hết để có bài giảng e-Learning hiệu quả tốt nhất bạn nên xây dựng kịch bản dạy học và soạn bài giảng PowerPoint phù hợp, đảm bảo chuẩn kiến thức và năng lực hướng đến.

– Khi thiết kế slide cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: sử dụng đồng bộ giao diện chung cho các slide (slide template), màu chữ và màu nền nên tương phản và kích thước chữ phù hợp để người học dễ dàng quan sát, sử dụng từng hiệu ứng nhất định cho từng nhóm đối tượng, tránh lạm dụng hiệu ứng, màu sắc sặc sỡ, ảnh động quá nhiều sẽ gây phân tán tập trung của học sinh.

– Khi sử dụng hình ảnh, video phải có độ phân giải cao, kích thước phù hợp với slide bài giảng. Kích thước ảnh và video: Cố gắng căng hết cỡ màn hình. Đừng để bé, phí diện tích màn hình.

– Thêm bớt các slide để có cấu trúc slide bài giảng rõ ràng, khoa học để phục vụ việc hiển thị mục lục cho bài giảng e-Learning.

2. Thời gian mỗi slide thật chuẩn, không để thời gian chết, tức là thời gian bị thừa hoặc không có thông tin hình gì trên màn hình. Ví dụ cụ thể: Thời gian trang đầu chỉ nên khoảng 15-18 giây là đủ. Không nên quá 20 giây.

3. Không phải lúc nào cũng dùng video. Nhiều chỗ chỉ cần để ảnh (image) + thuyết minh là đủ. Ảnh to, rõ nét, độc giả dễ tập trung hơn là video. Nên dùng ảnh tĩnh (không là video) cho cổng làng, mái đình, cảnh đền, ban thờ, ảnh tượng thờ, hoành phi… để người đọc có cơ hội ngắm kỹ.

4. Muốn nhấn mạnh điều gì đó, như tháng năm sự kiện, như tên sự kiện, thì nên viết chữ lên hình ảnh hoặc video trong khi nghe thuyết minh.

5. Không được đọc thuyết minh liền tù tỳ, không có chỗ nghỉ. Độc giả, người xem không còn kịp suy nghĩ, không kịp nhớ… Giọng đọc cần khoan thai, chậm rãi, vừa phải, không được nhanh quá.

6. Khi đứng thuyết minh dư địa chí, nên ra tại hiện trường để quay cảnh làm nền cho đẹp và đủ ánh sáng.

7. Dư địa chí: Tọa độ địa điểm nên cho bản đồ khái quát, cố gắng hiện rõ một số thành phố lớn, công trình lớn để người xem dễ nhận biết và ước lượng định vị địa điểm. Không cần thiết thuyết minh đông tây nam bắc giáp xã nào, huyện nào vì người đọc không có nhu cầu biết những thông tin đó. Đưa ra một bản đồ định vị khái quát là được.

8. Cũng đừng để ảnh hay video bị đen hai bên mép do kích thước khung hình không khớp với màn hình

9. Dư địa chí: Khi thuyết minh hành lễ, lễ hội nên thuyết minh cho khớp với cảnh lễ. Không nên thuyết minh liền một mạch trong khi cảnh không khớp ý. Ví dụ: Thuyết minh và quay cảnh trình tự lễ hội thì tuần tự mà làm.

10. Không nên làm nhiều kỹ xảo chuyển cảnh màn hình, không nên bắn chữ tạch tạch tạch…. Không nên dùng màu sắc loè loẹt. Hãy đặt mình ở vị trí người học, học nhiều bài hàng ngày thì thấy những kỹ xảo này rất nhức mắt.

11. Lưu ý màu chữ và màu nền để làm sao dễ đọc, có độ tương phản cao. Ví dụ sau cho thấy mầu chữ và mầu nền là không tương phản, khó đọc.

12. Ghi âm thuyết minh: Có thể dùng điện thoại thông minh hoặc micro để có chất lượng ghi âm tốt.

13. Nhạc nền không nên to, nên để vừa đủ độ, không lấn át lời thuyết minh.

14. Cuối bài giảng nên có phần bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức cho người học.

15. Nếu được, nên có trang chốt ý, nhấn mạnh, tổng kết để chốt ý trọng tâm của bài học. Luôn luôn đặt câu hỏi: học xong bài này, người học sẽ giữ lại được cái gì?

16. Nếu soạn giảng với đối tượng người học là người Việt Nam thì phải Việt hóa giao diện người dùng về Tiếng Việt để có hiệu quả tốt nhất.

17. Bố cục của phần mục lục rất quan trọng do đó phải sắp xếp và thiết kế mục lục thật rõ ràng, khoa học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *