Hướng dẫn sử dụng Nine GPT tạo bài kiểm tra trắc nghiệm
ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo đầy tiềm năng, có thể giải quyết các câu hỏi của người dùng bằng cách truy xuất đến kho kiến thức phong phú của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Việc tích hợp ChatGPT vào phần mềm giáo dục Ninequiz là một bước tiến vượt bậc, giúp người dùng tạo ra các bài kiểm tra, tra cứu thông tin, giải đáp các câu hỏi hay đơn giản chỉ trò chuyện như với một người đối thoại. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho người dùng, đồng thời cũng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Với tính năng đặc biệt này, Ninequiz mang lại cho người dùng trải nghiệm chuyên nghiệp, tiện ích và hiệu quả hơn khi sử dụng dịch vụ. Các câu trả lời tương ứng và chính xác của ChatGPT giúp người dùng có được các thông tin chính xác và đáng tin cậy trong thời gian ngắn nhất. Việc tích hợp ChatGPT vào Ninequiz không chỉ đơn thuần là một bước tiến về công nghệ mà còn mang lại giá trị giáo dục to lớn cho cộng đồng học sinh và giáo viên.
Để sử dụng Nine GPT, người dùng có thể thao tác theo các cách sau:
Cách 1: Yêu cầu chat GPT tạo câu hỏi trắc nghiệm
- Bước 1: Đăng nhập https://ninequiz.com
- Bước 2: Mở khung chat Nine GPT
- Bước 3: Nhập yêu cầu tạo câu hỏi trắc nghiệm. (Ví dụ: Tạo 5 câu hỏi trắc nghiệm chương 1 Toán đại cương lớp 10)
- Bước 4: Nine GPT sẽ tự động tạo câu hỏi trắc nghiệm theo yêu cầu của bạn và import vào bài kiểm tra
- Bước 5: Cài đặt các thông tin chung của bài kiểm tra và đăng bài
Lưu ý:
- Để tạo câu hỏi trắc nghiệm và tự động nhập vào bài kiểm tra, hãy nhập câu lệnh theo định dạng sau: “Tạo + số câu + trắc nghiệm + …”
- Nine GPT trả về tối đa 10 câu trên 1 lần nhập liệu
- Để hệ thống hiểu rõ hơn, người dùng cần nhập câu lệnh cụ thể, rõ ràng và nội dung sát với câu hỏi muốn tạo.
Cách 2: Copy câu hỏi từ các nguồn khác
- Bước 1: Copy câu hỏi trên các nguồn như: word, google, chat GPT, …
- Bước 2: Mở khung chat Nine GPT
- Bước 3: Click biểu tượng “+”, lựa chọn mục “Dán câu danh sách”
- Bước 4: Dán nội dung vừa copy (giới hạn 1000 từ) vào và nhấn enter
- Bước 5: Nine GPT sẽ tự động đọc dữ liệu và import vào bài kiểm tra
- Bước 6: Cài đặt thông tin chung của bài kiểm tra và đăng bài
Cách 3: Tạo câu hỏi từ nguồn tài liệu có sẵn
- Bước 1: Copy nguồn tài liệu cần tạo câu hỏi
- Bước 2: Mở khung chat Nine GPT
- Bước 3: Click biểu tượng “+”, lựa chọn mục “Nội dung đầu vào”
- Bước 4: Dán nội dung vừa copy vào và nhấn enter
- Bước 5: Nine GPT sẽ tự động tạo 5 câu hỏi từ nguồn tài liệu trên và import vào bài kiểm tra
- Bước 6: Nhập các thông tin chung của bài kiểm tra và đăng bài
Hướng dẫn cài đặt thông tin bài kiểm tra:
- Nhập tiêu đề bài kiểm tra
- Chọn danh mục (nếu cần)
- Thiết lập các đối tượng làm bài kiểm tra bằng cách cài đặt công khai hoặc chọn lớp học theo yêu cầu.
- Cài đặt thời gian làm bài
- Thiết lập các cài đặt hiển thị khác
- Người dùng có thể lựa chọn cài đặt hiển thị kết quả cho bài kiểm tra sau khi giáo viên chấm bài, sau khi học sinh cập nhật bài hoặc sau khi kết thúc thời gian làm bài.
- Người dùng có thể lựa chọn bật hoặc tắt tính năng hiển thị nội dung làm bài của học viên. Nếu bật tính năng này, người làm bài kiểm tra sẽ thấy được nội dung làm bài kiểm tra của mình sau khi nộp bài. Nếu tắt, học sinh chỉ thấy nội dung của bài kiểm tra đã được thực hiện sau khi bài kiểm tra được xác nhận điểm.
- Cài đặt tính năng trộn câu hỏi và câu trả lời
Thông tin chung:
- Nine GPT cho phép tải trực tiếp từ file word hoặc pdf với giới hạn 10 câu mỗi lần.
- Người dùng có thể sử dụng Nine GPT với tư cách là công cụ tìm kiếm thông tin, soạn giáo án và lập kế hoạch.
- Nine GPT có thể xử lý các công thức được nhập bằng chữ thuần tuý, chỉ cần click vào ký hiệu “fx” và hệ thống sẽ tự động điều chỉnh lại cho đúng với ký hiệu công thức.
Lưu ý:
Mặc dù trí tuệ nhân tạo đang phát triển rất nhanh chóng và được ứng dụng rộng rãi, nhưng chúng ta không thể hoàn toàn phụ thuộc vào tính chính xác của chúng. Các chatbot hay hệ thống trò chuyện AI như Nine GPT cũng không thể đảm bảo 100% tính chính xác trong quá trình phân tích và đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi được đặt ra.
Do đó, người dùng cần luôn kiểm tra lại tính chính xác của câu hỏi và câu trả lời được đưa ra từ các hệ thống trí tuệ nhân tạo. Nếu cần thiết, người dùng nên tham khảo các nguồn tài liệu và đánh giá lại các thông tin trước khi tiếp nhận chúng. Việc làm này sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin được đưa ra và giảm thiểu sự cố hiểu nhầm hay thông tin sai lệch.