Giải Tin học 10 – Bài 11. Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền – KNTT
1. Những vấn đề đạo đức, pháp luật và văn hóa
Câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ về các vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia các hoạt động sau trên mạng.
a. Tranh luận trên facebook
b. Gửi thư điện tử
Hướng dẫn giải:
a. Tranh luận trên mạng facebook:
- Công kích trên mạng xã hội, có người cho rằng không cần tôn trọng đối thủ tranh biện, tha hồ xỉ vả, văng tục, “chụp mũ” người đối thoại, thách thức trên mạng facebook.
- Mọi người dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, hoặc ưa lợi dụng tâm lý đám đông để che giấu trách nhiệm của bản thân.
b. Gửi thư điện tử
- Gửi thư nặc danh hăm dọa, lừa đảo người khác.
- Gửi thư chứa thông tin không xác thực nhằm công kích một ai đó.
2. Một số quy định pháp lí đối với người dùng trên mạng
Câu 1. Trong đợt bùng phát dịch Covid 19 vào đầu năm 2021, một cá nhân đã đăng tin sai về hành trình đi lại của một bệnh nhân bị dương tính với virus Covid 19. Sự việc này đã gây hoang mang cho cả một khu dân cư. Theo em, cá nhân trên đã vi phạm điều nào trong các Luật liên quan đến Công nghệ thông tin?
Câu 2. Trên mạng hiện nay có rất nhiều quảng cáo sai sự thật. Quảng cáo sai về tác dụng của một loại thuốc sẽ bị phạt theo mục nào của điều 101 khoản của Nghị định 15/2020/NĐ-CP?
Hướng dẫn giải:
Câu 1: Người có hành vi tung tin giả, thông tin sai sự thật về Covid-19 có thể bị phạt hành hành chính theo quy định tại điều 8 khoản 1 Luật An ninh mạng.
Câu 2: Quảng cáo sai về tác dụng của một loại thuốc sẽ bị phạt theo mục a của điều 101 khoản của Nghị định 15/2020/NĐ-CP?
3. Quyền tác giả và bản quyền
Câu 1. Trong các hành vi sau, những hành vi nào là vi phạm bản quyền?
A. Sao chép các đĩa cài đặt phần mềm
B. Một người bạn của em mua tài khoản học một khóa tiếng Anh trực tuyến. Em mượn tài khoản để cùng học
C. Phá khóa phần mềm chỉ để thử khả năng phá khóa chứ không dùng
D. Em dùng nhờ một phần mềm trên máy tính của bạn
Câu 2. Em hãy nêu ví dụ về một hành vi vi phạm bản quyền đối với sản phẩm tin học.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. Các hành vi vi phạm bản quyền gồm: A, B, C.
Câu 2. Vi phạm bản quyền là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi quy định pháp luật một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ.
Ví dụ:
- Oracle kiện Google với cáo buộc vi phạm bản quyền Java;
- Apple kiện Microsoft cáo buộc về hành vi xâm phạm bản quyền MAC;
- Công ty tin học Lạc Việt và Công ty Microsoft Việt Nam khởi kiện Công ty TNHH Quốc tế Gold Long John Đồng Nai Việt Nam vì cho rằng có hành vi sử dụng phần mềm bất hợp pháp.
Luyện tập
Câu 1. Trong các ý kiến sau, em đồng ý, không đồng ý hay chỉ đông ý một phần với các ý kiến nào? Tại sao?
A. Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin không phải là tin giả
B. Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin miễn là không có hại đến cá nhân ai.
C. Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin miễn là không vi phạm pháp luật
Câu 2. Trong đại dịch Covid 19, một người dùng Facebook đã chia sẻ tin “Bắt đầu từ ngày 28/3/2020, toàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị phong tỏa trong 14 ngày…” Khi bị triệu tập để xử phạt, người này đã chứng minh rằng anh ta chỉ đưa lại một tin chứ không bịa. Người này sai ở đâu?
Hướng dẫn giải:
Câu 1.
A. Không đồng ý, vì có những tin thật nhưng làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.
B. Đồng ý một phần, vì phải trừ các tin có tính bảo mật, bí mật nhà nước, thông tin không đúng sự thật.
C. Đồng ý
Câu 2. Người này sai ở chỗ không xác minh lại tính xác thực của thông tin mà đã phát tán, gây hoang mang tới người khác.
Vận dụng
Câu 1. Nếu đăng trên mạng xã hội nhận xét có tính xúc phạm đến một người khác thì hành vi này là:
A. Vi phạm pháp luật
B. Vi phạm đạo đức
C. Tùy theo mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật
D. Không vi phạm gì
Câu 2. An nhắc Bình về việc Bình dùng phần mềm lậu và giảng giải cho Bình biết các quy định về quyền tác giả. Nghe xong Bình bảo “Trước đây mình không biết, mà không biết là không có lỗi”. Quan niệm của Bình như vậy có đúng không?
Hướng dẫn giải:
Câu 1. Chọn C. Tùy theo mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật
Câu 2. Quan niệm của Bình như vậy là không đúng vì nếu không biết, Bình phải tìm hiểu rõ trước khi sử dụng các phần mềm đó.
Xem thêm Bài 12. Phần mềm thiết kế đồ họa