Phần 2. Cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp – Trắc nghiệm Python

Lập trình Python
Lập trình Python

Câu 1. Cho biết phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?
A. Sau từ khóa else luôn có dấu :
B. Trong câu lệnh if sau dấu : luôn chỉ có một câu lệnh
C. Câu lệnh elif có thể được sử dụng nhiều lần để kiểm tra nhiều trường hợp
D. Câu lệnh if có thể lồng nhau để kiểm tra được nhiều điều kiện

Câu 2. Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

x = 20;
if  x>12 :  x = 15;  x = x+ 2;
else: x = x/2

Giá trị của x sẽ là?
A. 12
B. 15                  
C. 17
D. 10

Câu 3. Xác định câu lệnh đúng trong các câu lệnh sau?
A. if  a>=b  then  max= a;  else  max=b;
B. if  a>=b: max= a  else  max= b;
C. if  a>b : max= a  else:  max=b
D. if  a>=b : max=a else  max= b

Câu 4. Cho biết cấu trúc của câu lệnh dạng đủ là:
if  <điều kiện> : <câu lệnh 1>
else: <câu lệnh 2>
Nếu điều kiện có giá trị False thì?
A. Câu lệnh 1 và câu lệnh 2 đều bị bỏ qua
B. Chỉ thực hiện câu lệnh 1.
C. Thực hiện cả hai câu lệnh 1 và câu lệnh 2.
D. Câu lệnh 2 được thực hiện và bỏ qua câu lệnh 1.

Câu 5. Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

x = 10;
if  x>12 :
      x = 15;  x = x+ 2;
elif  x==12: x = x*2
else: x = x/2

Giá trị của x sẽ là?
A. 5
B. 10    
C. 20
D. 17

Câu 6. Sau khi thực hiện dãy lệnh:

if a==0:
   if b==0: print(‘Phương trình có vô số nghiệm’)
   else: print(‘Phương trình vô nghiệm’)
else: print(‘Phương trình có nghiệm x =’, -b/a)

Nếu người dùng nhập vào a = 0, b = 2 thì ngoài màn hình sẽ có thông báo nào?
A. Phương trình có nghiệm x = -2
B. Phương trình có vô số nghiệm
C. Không có thông báo gì
D. Phương trình vô nghiệm

Câu 7. Sau khi thực hiện đoạn lệnh:

x = 15;  s = 20;
if  x % 2 == 0: s = s + x
else:  s = s – x

Giá trị của s bằng bao nhiêu?
A. 35                       
B. 5                     
C. 65
D. 50

Câu 8. Sau khi thực hiện dãy lệnh:

diem = 6if diem < 0 or diem > 10: print(‘Đây không phải là điểm số’)
elif diem>=8: print(‘Xếp loại Giỏi’)
elif diem>=6.5: print(‘Xếp loại Khá’)
elif diem>=5: print(‘Xếp loại Trung bình’)
elif diem>=3.5: print(‘Xếp loại Yếu’)
else: print(‘Xếp loại Kém’)

Kết quả xuất ra màn hình sẽ là?
A. Xếp loại Yếu
B. Xếp loại Giỏi
C. Xếp loại Trung bình                            
D. Xếp loại Khá

Câu 9. Em hãy cho biết dãy các số được tạo ra của hàm range(2,6,2)?
A. 2, 3, 4, 5
B. 2, 4                   
C. 1, 2, 3
D. 2, 4, 6

Câu 10. Sau khi thực hiện đoạn chương trình:

s=0; i=10;
while  i>= 1:
       s = s + 2*i
       i = i - 2


Giá trị của s sẽ bằng bao nhiêu?
A. 60
B. 15
C. 14
D. 28

Câu 11. Kết quả của S sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

S=0
for i in range(1,11,2):
      if (i % 3) == 0 : S= S + i

A. 31
B. 30
C. 34
D. 12

Câu 12. Sau khi thực hiện đoạn chương trình:

kt= True; n= 15; i=2;
while  ((i<=n) and (kt==True)):
       if  n % i == 0:  kt= False
       i= i + 1

Giá trị của i sẽ là?
A. 17
B. False
C. 4
D. True

Câu 13. Cú pháp của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước là?
A. while <điều kiện>:
          <dãy lệnh>
B. while <điều kiện> do
          <dãy lệnh>
C. while <dãy lệnh>:
          <điều kiện>
D. while <dãy lệnh> do
          <điều kiện>

Câu 14. Cho đoạn chương trình:

S= 0
for  i in range(3,7):  S = S + 10 // i

Giá trị của S sau khi thực hiện đoạn chương trình trên là?
A. 18
B. 8
C. 9
D. 14

Câu 15. Trong Python, câu lệnh lặp với số lần biết trước là?
A. if
B. while
C. for
D. include

Câu 16. Trong câu lệnh while thì dãy câu lệnh chỉ được thực hiện khi điều kiện còn?
A. True
B. True hoặc False
C. False
D. Khác 0

Câu 17. Khi thực hiện câu lệnh:  for  i in range(7,12):  print(‘Hello World’)  thì trên màn hình sẽ xuất hiện bao nhiêu dòng chữ “Hello World” trên màn hình?
A. 12
B. 6
C. 5
D. 7

Câu 18. Trong Python, hàm range có cú pháp nào sau đây?
A. range(bước đếm, giá trị cuối, giá trị đầu)
B. range(bước đếm, giá trị đầu, giá trị cuối)
C. range(giá trị đầu, giá trị cuối, bước đếm)
D. range(giá trị cuối, giá trị đầu, bước đếm)

Câu 19. Trong câu lệnh while, ngay sau điều kiện sẽ là dấu?
A. ;
B. ?
C. =   
D. :

Câu 20. Sau khi thực hiện đoạn chương trình:

a = 12; b = 16
while a!=b:
      if a>b: a = a – b
      else: b = b – a

Khi đó giá trị của a và b lần lượt là?
A. 4 và 48
B. 4 và 4    
C. 16 và 12
D. 12 và 16

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *