Đề cương ôn tập học kỳ I năm học 2021-2022 môn Hóa học 10 có đáp án
Sau đây, VniTeach xin giới thiệu đến quý Thầy Cô và các em học sinh Đề cương ôn tập học kỳ I năm học 2021-2022 môn Hóa học 10 có đáp án.
Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. proton, nơtron.
B. proton, electron
C. electron, nơtron.
D. proton, nơtron, electron.
Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là
A. proton, nơtron
B. proton, electron
C. electron, nơtron
D. proton, nơtron, electron.
Câu 3. Nguyên tử trung hòa về điện vì?
A. số proton = số nơtron
B. số proton = số electron
C. số electron = số nơtron
D. số proton = số nơtron = số electron.
Câu 4. Trong nguyên tử phần tử mang điện tích dương là?
A. proton
B. electron
C. nơtron
D. proton, nơtron.
Câu 5. Trong nguyên tử phần tử mang điện tích âm là?
A. proton
B. electron
C. nơtron
D. proton, nơtron.
Câu 6. Trong nguyên tử phần tử không mang điện là?
A. proton
B. electron
C. nơtron
D. proton, nơtron.
Câu 7. Trong nguyên tử phần tử mang điện là?
A. proton
B. proton, electron
C. nơtron
D. proton, nơtron.
Câu 8: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?
A. Proton
B. Nơtron
C. Electron
D. Nơtron và electron.
Câu 9: Số khối của nguyên tử bằng tổng?
A. số p và n
B. số p và e
C. số n, e và p
D. số điện tích hạt nhân.
Câu 10: Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo là?
A. 9
B. 10
C. 19
D. 28.
Câu 11: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số p bằng nhau nhưng
khác nhau số?
A. electron
B. nơtron
C. proton
D. obitan.
Câu 12: Nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 24, số nơtron là 28, có?
A. số khối 52
B. số e là 28
C. điện tích hạt nhân 24
D. số p là 28.
Câu 13: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng?
A. số khối
B. điện tích hạt nhân
C. số electron
D. tổng số proton và nơtron.
Câu 14: Đồng có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73%) và 65Cu (chiếm 27%). Nguyên tử khối trung bình của Cu là?
A. 63,45
B. 63,54
C. 64,46
D. 64,64.
Câu 14: Có bao nhiêu lớp electron?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7.
Câu 15: Có bao nhiêu phân lớp electron?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7.
Câu 16: Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng?
A. bằng nhau
B. gần bằng nhau
C. tăng dần
D. giảm dần.
Câu 17: Các electron trong cùng một phân lớp có mức năng lượng?
A. bằng nhau
B. gần bằng nhau
C. tăng dần
D. giảm dần.
Câu 18: Phân lớp s có tối đa bao nhiêu electron?
A. 2
B. 6
C. 10
D. 14.
Câu 19: Phân lớp p có tối đa bao nhiêu electron?
A. 2
B. 6
C. 10
D. 14.
Câu 20: Phân lớp d có tối đa bao nhiêu electron?
A. 2
B. 6
C. 10
D. 14.
Câu 21: Phân lớp f có tối đa bao nhiêu electron?
A. 2
B. 6.
C. 10.
D. 14.
Câu 22: Công thức tính số electron tối đa trong một lớp với n là số thứ tự của lớp là?
A. 2n
B. 2n2
C. 2n3
D. 2n4.
Câu 23: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau:
1. 1s22s1
2. 1s22s22p5
3. 1s22s22p63s23p1
4. 1s22s22p63s2
5. 1s22s22p63s23p4
Cấu hình của các nguyên tố phi kim là?
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 3, 4
D. 2, 5.
Câu 24: Lớp N có tối đa bao nhiêu electron?
A. 32
B. 8
C. 16
D. 64
Câu 25: Nguyên tử M có cấu hình electron 1s22s22p63s23p1. Cấu hình electron của ion M3+ là:
A. 1s22s22p63s2
B. 1s22s22p63s23p6
C. 1s22s22p6
D. 1s22s22p63s23p4
Câu 26: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p5. Cấu hình electron của ion X– là?
A. 1s22s22p63s2
B. 1s22s22p63s23p6
C. 1s22s22p6
D. 1s22s22p63s23p4
Câu 25: Một nguyên tố thuộc nhóm VA có hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị trong hợp chất với hidro lần lượt là?
A. III và V
B. V và V
C. III và III
D. V và III.
Câu 26: Nguyên tố X là phi kim có hoá trị cao nhất với oxi là a; hoá trị trong hợp chất khí với hidro là b. Quan hệ giữa a và b là?
A. a = b
B. a + b = 8
C. a ≤ b
D. a – b = 8
Câu 27: Nguyên tố ở chu kì 4, nhóm VIB có cấu hình electron hóa trị là?
A. 4s24p4
B. 6s26p2
C. 3d54s1
D. 3d44s2
Câu 28: Anion X– và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là?
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
Câu 29: Tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIA theo thứ tự: 8O, 16S, 34Se, 52Te, biến đổi theo chiều?
A. tăng
B. giảm
C. không thay đổi
D. vừa tăng vừa giảm
Câu 30: Các nguyên tố thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có tính chất nào sau đây?
A. Dễ dàng cho 2e để đạt cấu hình bền vững
B. Dễ dàng nhận 2e để đạt cấu hình bền vững
C. Dễ dàng nhận 6e để đạt cấu hình bền vững
D. Là các phi kim hoạt động mạnh.
Câu 31: Nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm A của bảng tuần hòan thì có cùng?
A. số nơtron
B. số lớp electron
C. số proton
D. số e lớp ngoài cùng.
Câu 32: Trong nguyên tử của nguyên tố R có 18 electron. Số thứ tự chu kì và nhóm của R lần lượt là?
A. 4 và VIIIB
B. 3 và VIIIA
C. 3 và VIIIB
D. 4 và IIA
Câu 33: Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của bảng tuần hoàn thì kim loại mạnh nhất (trừ nguyên tố phóng xạ) và phi kim mạnh nhất là?
A. franxi và iot
B. liti và flo
C. liti và iot
D. xesi và flo.
Câu 34: Trong một chu kì của bảng tuần hoàn, sự biến đổi tính axit–bazơ của các oxit cao nhất và các hidroxit tương ứng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là?
A. tính axit và bazo đều tăng
B. tính axit tăng dần, tính bazo giảm dần
C. tính axit và bazo đều giảm
D. tính axit giảm dần, tính bazo tăng dần.
Câu 35: Cho các nguyên tố M (Z=11), X (Z=17), Y(Z=9) và R (Z=19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự?
A. M<X<R<Y
B.Y<M<X<R.
C. M<X<Y<R
D. R<M<X<Y.
Câu 36: Cho 3 kim loại thuộc chu kì 3: 11Na, 12Mg, 13Al. Tính khử của chúng giảm theo thứ tự sau?
A. Na > Mg > Al
B. Al > Mg > Na
C. Mg > Al > Na
D. Mg > Na > Al
Câu 37: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là?
A. Li, Na, O, F
B. F, O, Li, Na
C. F, Li, O, Na
D. F, Na, O, Li.
Câu 38: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là?
A. P, N, F, O
B. N, P, F, O
C. P, N, O, F
D. N, P, O, F.
Câu 39: Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì?
A. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
Câu 40: Hợp chất khí với hidro có dạng RH2, trong oxit cao nhất chứa 60% oxi theo khối lượng. Nguyên tố R là?
A. lưu huỳnh
B. clo
C. selen
D. photpho
Câu 41: Trong các pư hóa học , nguyên tử kim loại có khuynh hướng?
A. Nhận thêm electron để trở thành ion âm
B. Nhường bớt electron để trở thành ion dương
C. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng pư cụ thể
D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 42: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi?
A. Sự góp chung các electron độc thân
B. Sự cho – nhận cặp electron hóa trị
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.
Câu 43: Chọn phát biểu sai về ion?
A. Ion là phần tử mang điện
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion
C. Ion có thể chia thành ion đơn ngtử và ion đa nguyên tử
D. Ion được hình thành khi ngtử nhường hay nhận electron.
Câu 44: Liên kết ion được tạo thành giữa?
A. hai nguyên tử kim loại
B. hai nguyên tử phi kim
C. một nguyên tử kim loại mạnh và một nguyên tử phi kim mạnh
D. một nguyên tử kim loại yếu và một nguyên tử phi kim yếu.
Câu 45 : Trong tinh thể NaCl, nguyên tố 11Na và 17Cl ở dạng ion và có số electron lần lượt là?
A. 10 và 18
B. 12 và 16
C. 10 và 10
D. 11 và 17
Câu 46 : Cho nguyên tử của nguyên tố A và nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là ns2 np5 và ns1. Liên kết hóa học được hình thành giữa A và B là?
A. Liên kết ion
B. Liên kết cộng hóa trị
C. Liên kết cho – nhận
D. Liên kết hiđro.
Câu 47: Cho X(Z=9),Y(Z= 19). Kiểu liên kết hóa học giữa X và Y là?
A. ion
B. CHT có cực
C. CHT không cực
D. cho–nhận.
Câu 48: Dãy chất nào sau đây có liên kết ion?
A. NaCl, H2O, KCl, CsF
B. KF, NaCl, NH3, HCl
C. NaCl, KCl, KF, CsF
D. CH4, SO2, NaCl, KF
Câu 49: Phân tử KF có kiểu liên kết (Z : K=19, F = 9)?
A. CHT
B. CHT phân cực
C. ion
D. cho–nhận.
Câu 50: Cho các hợp chất HCl, NaF, H2O, NH3. Hợp chất không có liên kết CHT là?
A. HCl
B. NaF
C. H2O
D. NH3.
Câu 51: Trong các hợp chất sau: KF, BaCl2, CH4, H2S, các chất nào là hợp chất ion?
A. Chỉ có KF
B. Chỉ có KF và BaCl2
C. Chỉ có CH4 và H2S
D. Chỉ có H2S
Câu 52: Hãy chọn phát biểu đúng?
A. Trong liên kết CHT , cặp electron lệch về phía ngtử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết CHT có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
C. Liên kết CHT không cực được tạo nên từ các ngtử khác hẳn nhau về tính chất hóa học
D. Hiệu độ âm điện giữa hai ngtử lớn thì phân tử phân cực yếu
Câu 53: Chọn phát biểu đúng nhất : liên kết CHT là liên kết?
A. giữa các phi kim với nhau
B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử
C. được hình thành do sự dùng chung electron của hai ngtử khác nhau
D. được hình thành giữa hai nguyên tử bằng các cặp electron dùng chung
Câu 54 : Trong phân tử nào chỉ tồn tại liên kết đơn?
A. N2
B. O2
C. F2
D. CO2.
Câu 55: Dãy chất nào sau đây có liên kết CHT phân cực?
A. H2 , H2O , CH4 , NH3
B. NaCl , PH3 , HBr , H2S
C. CH4 , H2O , NH3 , Cl2O
D. H2O, NH3 , CO2 , CCl4.
Câu 56 : Kiểu liên kết trong KCl, N2, NH3 lần lượt là?
A. ion, CHT không cực, CHT không cực
B. ion, CHT có cực, CHT không cực
C. ion, CHT có cực, CHT có cực
D. ion, CHT không cực, CHT có cực.
Câu 57: Cho các hợp chất LiCl, NaF, CCl4, KBr. Hợp chất có liên kết CHT là?
A. LiCl
B. NaF
C. CCl4
D. KBr.
Câu 58: Phân tử NH3 có kiểu liên kết?
A. CHT
B. CHT phân cực
C. ion
D. cho – nhận.
Câu 59: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là?
A. O2, H2O, NH3
B. H2O, HF, H2S
C. HCl, O3, H2S
D. HF, Cl2, H2O
Câu 60: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết?
A. cộng hoá trị không cực
B. hiđro
C. cộng hoá trị có cực.
D. ion
Câu 61: Cho 2 nguyên tố X và Y là 2 nguyên tố nhóm A. X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm VA. Hợp chất tạo bởi X và Y có công thức đơn giản nhất dạng?
A. X2Y3
B.X2Y5
C. X5Y2
D. X3Y2.
Câu 62: Hóa trị trong hợp chất ion là?
A. Điện hóa trị
B. Cộng hóa trị
C. Số oxi hóa
D. Điện tích ion.
Câu 63: Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với natri có giá trị?
A. –2 và –1
B. 2– và 1–
C. 6+ và 7+
D. +6 và +7
Câu 64: Điện hóa trị của các nguyên tố Al,Ba, Cl, O, Na trong các hợp chất BaCl2, Al2O3, Na2O lần lượt là?
A. +3, +2, -1, -2, +1
B. +1 , +2 , +3, -1, -2
C. 3+ , 2+ , 1+ , 2- , 1-
D. 3+ , 2+ , 1- , 2- , 1+
Câu 65: Cộng hóa trị của nguyên tử C và O trong hợp chất CO2 là (Z : C = 6, O= 8)?
A. 4, 6
B . 2, 4
C. 4, 2
D. 4,4
Câu 66: Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2 –, HNO3 lần lượt là?
A. +5 , –3 , +3
B. –3 , +3 , +5
C. +3 , –3 , +5
D. +3 , +5 , –3.
Câu 67: Số oxi hoá của Mn trong hợp chất KMnO4 là?
A. +1
B. –1
C. –5
D. +7.
Câu 68: Số oxi hoá của clo trong hợp chất HClO3 là?
A. +1
B. –2
C. +6
D. +5.
Câu 69: Số oxi hoá của S trong H2S , SO2 , SO32–, SO42– lần lược là?
A. 0 , +4, +3 , +8
B. –2 , +4 , +6 , +8
C. –2 , +4 , +4 , +6
D. +2 , +4 , +8 , +10.
Câu 70: Số oxi hoá của Mn trong các đơn chất ,hợp chất và ion sau đây : Mn , MnO , MnCl4 , MnO4– lần lượt là?
A. +2 , –2 , –4 , +8
B. 0 , +2 , +4 , +7
C. 0 , –2 , –4 , –7
D. 0 , +2 , –4 , –7.
Câu 71: Số oxi hóa của Fe, Cu, Mn, Cr, Al trong các chất và ion: FeS2, Cu2S, MnO4–, Cr2O72–, AlO2– lần lượt là?
A. +3, +2, +7, +6, +3
B. +2, +1, +7, +6, +3
C. +2, +1, +7, +7, +3
D. +2, +2, +7, +6, +3.
Câu 72. Khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại?
A. Bị khử
B. Cho proton
C. Bị oxi hóa
D. Đạt tới số oxi hóa âm
Câu 73. Nguyên tử Br chuyển thành Br– bằng cách?
A. Nhận một electron
B. Nhận một proton
C. Nhường một electron
D. Nhường một proton
Câu 74. Trong phản ứng: $AgN{O_3} + NaCl \to NaN{O_3} + AgCl \downarrow $ . Ion Ag+?
A. Chỉ bị oxi hóa
B. Chỉ bị khử
C. Không bị oxi hóa, không bị khử
D. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử
Câu 75. Trong phản ứng: $Zn + Cu{Cl_2} NaCl \to Zn{Cl_2} + Cu $ . Ion Cu2+?
A. Chỉ bị oxi hóa
B. Chỉ bị khử
C. Không bị oxi hóa, không bị khử
D. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử
Câu 76. Trong phản ứng: ${Cl_2} + 2NaOH \to NaCl + NaClO + {H_2}O$ . Nguyên tố Clo?
A. Chỉ bị oxi hóa
B. Chỉ bị khử
C. Không bị oxi hóa, không bị khử
D. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử
Câu 77. Trong phản ứng: $Mg + 4HN{O_3} \to Mg{{NO_3}_2} + 2N{O_2} + {H_2}O $ . Vai trò Mg là?
A. Chất oxi hóa
B. Chất khử
C. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa
D. Không là chất khử, không là chất oxi hóa
Câu 78. Chọn phát biểu không đúng?
A. Chất khử là chất có số oxi hóa tăng
B. Chất oxi hóa là chất có số oxi hóa giảm
C. Quá trình khử là quá trình cho electron
D. Quá trình oxi hóa là quá trình cho electron
Câu 79. Trong phản ứng sau: $16HCl + 2KMn{O_4} \to 5{Cl_2} + 2KCl + 2Mn{Cl_2} + 8{H_2}O $ . Chất đóng vai trò chất oxi hóa là?
A. HCl
B. KMnO4
C. KCl
D. MnC
Câu 80: Cho quá trình Fe2+ $\to$ Fe 3++ 1e, đây là quá trình?
A. oxi hóa
B. khử
C. nhận proton
D. tự oxi hóa – khử.