Tổng hợp câu hỏi ôn tập Hóa học 11 – Chương III – Cacbon – Silic

Sau đây, VniTeach xin giới thiệu đến quý Thầy Cô và các em học sinh trọn bộ câu hỏi ôn tập Hóa học 11, Chương III – Cacbon – Silic.

Sách giáo khoa Hóa học 11

Câu 1. Các số oxi hóa thường gặp của cacbon là?
A. -4, 0, +2, +4
B. -4, -2, 0, +2
C. -2, +2, 0, -3
D. -3, -1, 0, +4

Câu 2: Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của C vì?
A. có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau
B. đều là các dạng đơn chất của nguyên tố C, có tính chất vật lí khác nhau
C. có tính chất vật lí tương tự nhau
D. có tính chất hóa học không giống nhau

Câu 3. Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?
A. C  +  O2 $\overset{t^o}{\rightarrow}$ CO2
B. 2CuO  +  C $\overset{t^o}{\rightarrow}$ 2Cu  +  CO2
C. 3C  +  4Al $\overset{t^o}{\rightarrow}$ Al4C3
D. C  +  H2O $\overset{t^o}{\rightarrow}$ CO  +  H2

Câu 4. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?
A. 2C  +  Ca $\overset{t^o}{\rightarrow}$ CaC2
B. C  +  2H2 $\overset{t^o}{\rightarrow}$ CH4
C. C  +  CO2 $\overset{t^o}{\rightarrow}$ 2CO
D. 3C  +  4Al $\overset{t^o}{\rightarrow}$ Al4C3

Câu 5: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. KClO3, Al, HNO3 (đặc)
B. Na2O, NaOH, HCl
C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3
D. AgNO3, KOH, NH4Cl

Câu 6. Oxit nào sau đây không tạo muối?
A. CO2
B. CO
C. NO2
D. SO2

Câu 7. Khí CO không khử được chất nào sau đây?
A. CuO
B. FeO
C. MgO
D. Fe2O3

Câu 8: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp $A{l_2}{O_3}, CuO, MgO, F{e_2}{O_3}$ (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là?
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe
B. Al, Fe, Cu, Mg
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe
D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO

Câu 9: Khí B có tính chất: rất độc, không màu, ít tan trong nước, cháy trong không khí sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Khí B là?
A. H2
B. CO
C. Cl2
D. CO2

Câu 10: Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí
B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính
C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống
D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại

Câu 11: Cho hơi nước qua than nóng đỏ, người ta thu được hỗn hợp khí nào sau đây?
A. CO2 và H2
B. CO và H2
C. N2 và H2
D. CO và N2

Câu 12: Người ta cần dùng 7,84 lít khí CO (đktc) để khử hoàn toàn 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Thành phần % theo khối lượng của mỗi oxit kim loại ban đầu lần lượt là?
A. 20% và 80%
B. 30% và 70%
C. 25% và 75%
D. 60% và 40%.

Câu 13: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là?
A. 2,52 gam
B. 3,36 gam
C. 1,68 gam
D. 1,44 gam

Câu 14. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích khí CO (đktc) tham gia phản ứng là?
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít  

Câu 15: (ĐHB2012) Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là?
A. 2,24
B. 4,48
C. 6,72
D. 3,36

Câu 16: Sục CO2 vào 200 ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo 23,64 gam kết tủa. Thể tích khí CO2 ­đã dùng (đktc) là?
A. 8,512 lít
B. 2,688 lít
C. 2,24 lít
D. Cả A và B đúng

Câu 17: Sục V lít CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,02M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,97 gam kết tủa và dung dịch A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch A thu được kết tủa. Giá trị của V là?
A. 0,896 lít
B. 0,448 lít
C. 0, 224 lít
D. 1,12 lít

Câu 18: (CĐ 2013) Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 19,70
B. 10,00
C. 1,97
D. 5,00

Câu 19: (B 2007) Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối Cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là?
A. 5,8 gam
B. 4,2 gam
C. 6,3 gam
D. 6,5 gam

Câu 20: (A 2010) Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là?
A. 0,6M
B. 0,2M
C. 0,1M
D. 0,4M

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *