Đề cương ôn tập học kỳ I môn Tin học 11 năm học 2021 – 2022
Chương trình môn Tin học 11 trong năm học 2021 – 2022: HK I: 01 tiết/tuần x 18 tuần = 18 tiết; HK II: 02 tiết/tuần x 17 tuần = 34 tiết (Kể cả bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ).
1. Kiến thức cần nắm vững
– Biết câu lệnh trong Python phân biệt in hoa in thường, biết các kiểu dữ liệu đơn giản.
– Hiểu các phép toán, thứ tự ưu tiên các phép toán và hàm cơ bản trong để xây dựng biểu thức.
– Hiểu câu lệnh nhập dữ liệu vào từ bàn phím và xuất dữ liệu ra màn hình
– Hiểu cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đầy đủ, hiểu câu lệnh ghép; vận dụng được câu lệnh rẽ nhánh trong các bài toán đơn giản.
2. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Kiểu dữ liệu nào dùng để lưu trữ các giá trị của số thực?
A. int
B. string
C. bool
D. float
Câu 2: Kiểu dữ liệu nào sau đây chỉ có 2 giá trị True hoặc False?
A. bool
B. float
C. int
D. string
Câu 3: Trong Python, kiểu dữ liệu nào sau đây là kiểu số nguyên?
A. int
B. bool
C. float
D. string
Câu 4: Trong Python, để lưu trữ giá trị của kiểu xâu?
A. float
B. bool
C. string
D. int
Câu 5: Trong Python, lệnh gán nào sau đây là đúng?
A. x := 6
B. y ==10.5
C. m != – 4
D. n = 3.5
Câu 6: Theo quy tắc đặt tên, tên nào sai trong các tên sau?
A. 3noisinh
B. namsinh
C. ngoc_anh
D. tuoi_
Câu 7: Trong Python, từ khóa dùng để thêm thư viện vào chương trình là?
A. from
B. import
C. export
D. include
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thông dịch?
A. Chuyển đổi câu lệnh đúng thành một hoặc nhiều câu lệnh trong ngôn ngữ máy.
B. Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được.
C. Dịch toàn bộ chương trình nguồn sang chương trình đích.
D. Kiểm tra tính đúng của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python?
A. Chương trình bắt đầu bằng từ khóa program
B. Chương trình luôn bắt đầu bằng từ khóa begin
C. Chương trình gồm phần khai báo và phần thân
D. Chương trình có thể bắt đầu với câu lệnh bất kỳ
Câu 10: Chương trình dịch là?
A. Chương trình dịch ngôn ngữ máy ra ngôn ngữ tự nhiên;
B. Chương trình dịch ngôn ngữ tự nhiên ra ngôn ngữ máy;
C. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể;
D. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy thành ngôn ngữ bậc cao.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng về biên dịch trong các phát biểu sau?
A. Kiểm tra tính đúng của câu lệnh và thực hiện nếu câu lệnh đúng.
B. Thực hiện ngay câu lệnh vừa chuyển đổi được.
C. Biên dịch không lưu lại được kết quả để sử dụng khi cần thiết.
D. Dịch toàn bộ chương trình nguồn sang chương trình đích nếu chương trình đúng.
Câu 12: Để nhập giá trị số thực cho biến a ta dùng lệnh?
A. a = float(input(“Nhap so thuc: “))
B. input(“Nhap so thuc: “,a)
C. a = int(input(“Nhap so thuc: “))
D. a = input(float(“Nhap so thuc: “))
Câu 13: Để nhập giá trị cho ba biến kiểu số nguyên x, y và z cùng một lúc ta sử dụng câu lệnh nào sau đây?
A. x, y, z = map(int,input(‘Mời nhập 3 số nguyên: ‘))
B. x, y, z = map(int,input(‘Mời nhập 3 số nguyên: ‘).split())
C. x, y, z = input(‘Mời nhập 3 số nguyên: ‘)
D. x, y, z = int(input(‘Mời nhập 3 số nguyên: ‘)
Câu 14: Trong Python, sau khi thực hiện lệnh khai báo sau:
x, y, z = 1, 2, -3
Thì giá trị của x, y, z sẽ là?
A. x = 2; y = -3; z = 1;
B. x = -3; y = 2; z = 1;
C. x = 1; y = 2; z = -3;
D. x = 2; y = -3; z = 1;
Câu 15: Kết quả của i sau khi thực hiện chương trình sau:
i=25; i=math.sqrt(i)+1; i=i+1;
A. 10
B. 1
C. 25
D. 7
Câu 16: Biểu thức x2 + y2 ≤ R2 được biểu diễn trong Python là?
A. math.sqrt(x) + math.sqrt(y) <=math.sqrt(R);
B. x**2 + y**2 <= R**2;
C. math.sqrt(x) + math.sqrt(y) <=pow(R,2);
D. x*x + y*y <= math.sqrt(R);
Câu 17: Để hiển thị trên màn hình dòng chữ:
Hello!
Nice to meet you.
Ta sử dụng đoạn lệnh nào sau đây?
A. print(“Hello”); print(“Nice to meet you”)
B. write(‘Hello’,’Nice to meet you’)
C. print(“Hello”,”Nice to meet you”)
D. writeln(‘Hello’); write(‘ Nice to meet you’)
Câu 18: Trong Python, cú pháp của thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình?
A. print(<Danh sách biến vào>)
B. print<Danh sách biến vào>
C. print(<Danh sách kết quả ra>)
D. print <Danh sách kết quả ra>
Câu 19: Trong Python, để viết chú thích trên một dòng, ta đặt chú thích sau dấu nào sau đây?
A. Sau dấu //
B. Sau dấu !
C. Sau dấu *
D. Sau dấu #
Câu 20: Trong Python, để viết chú thích trên nhiều dòng, ta đặt chú thích trong cặp dấu nào sau đây?
A. / và /
B. // và //
C. //* và *//
D. /* và */
Câu 21: Theo mặc định kiểu dữ liệu của giá trị trả về của hàm input sẽ là?
A. bool
B. string
C. float
D. int
Câu 22: Giá trị của x sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: x = (13 % 5 + 4) // 2
A. 2
B. 0
C. 3
D. 1
Câu 23: Trong ngôn ngữ lập trình Python, để diễn tả ta sử dụng hàm nào?
A. math.sqr(x)
B. math.sqrt(x)
C. x**2
D. pow(x,2)
Câu 24: Cho a = 3, b= 2. Để hiển thị ra màn hình dòng “Tong cua 3 va 2 la 5” ta sử dụng lệnh nào sau đây?
A. print(‘Tong cua a va b la a+b’)
B. print(‘Tong cua ,a, ‘ va ‘ ,b, ‘ la ‘, a+b)
C. print(‘Tong cua ‘,a,’ va ‘,b, ‘ la ‘,a+b)
D. print(‘Tong cua ,’a’ ,va, ‘b’ ,la, ‘a+b’);
Câu 25: Sau khi thực hiện dãy lệnh:
s = 122.63; n = int(s)
Khi đó n sẽ có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 122.6
B. 123
C. 12
D. 122
Câu 26: Cho biết s có giá trị bằng 102.362, để xuất ra màn hình s với hai chữ số thập phân ta sử dụng câu lệnh sau?
A. print(f,’Giá trị của s là .2f’,s)
B. print(‘Giá trị của s là’,.2s)
C. print(‘Giá trị của s là’,s)
D. print(f’Giá trị của s là {s:.2f}’)
Câu 27: Cho biết cấu trúc của câu lệnh dạng đủ là:
if <điều kiện> : <câu lệnh 1>
else: <câu lệnh 2>
Nếu điều kiện có giá trị False thì?
A. Thực hiện cả hai câu lệnh 1 và câu lệnh 2.
B. Chỉ thực hiện câu lệnh 1.
C. Câu lệnh 1 và câu lệnh 2 đều bị bỏ qua.
D. Câu lệnh 2 được thực hiện và bỏ qua câu lệnh 1.
Câu 28: Xác định câu lệnh đúng trong các câu lệnh sau?
A. if a>=b : max=a
else max= b
B. if a>b : max= a
else: max=b
C. if a>=b: max= a else max= b;
D. if a>=b then max= a; else max=b;
Câu 29: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
x = 10;
if x>12 : x = 15; x = x+ 2;
Giá trị của x sẽ là?
A. 10
B. 12
C. 17
D. 15
Câu 30: Sau khi thực hiện đoạn lệnh:
x = 15; s = 50;
if x % 2 == 0 :s = s + x
else: s = s – x
Giá trị của s bằng bao nhiêu?
A. 15
B. 35
C. 50
D. 65
3. Phần bài tập tự luận
Câu 1: Viết chương trình xuất ra màn hình nhiệt độ (oK) tương ứng khi nhập vào nhiệt độ (oC)?
Câu 2: Viết chương nhập vào 2 số nguyên dương m và n (m>n), hãy in ra màn hình phần nguyên và phần dư của m chia cho n?
Câu 3: Viết chương trình tính diện tích hình tròn, với bán kính nhập vào từ bàn phím?
Câu 4: Viết chương trình tính vận tốc của vật khi rơi tự do từ độ cao h (m)? Biết vận tốc v được tính theo công thức $v = \sqrt {2gh} $ và g = 9.8 m/s2 , với độ chính xác 2 chữ số thập phân.
Câu 5: Viết chương trình nhập ba số nguyên dương a, b, h từ bàn phím lần lượt là độ dài đáy lớn, đáy bé và chiều cao của một hình thang. Tính diện tích hình thang và in kết quả ra màn hình.
Câu 6: Viết chương trình nhập vào độ dài 3 cạnh của một tam giác, tính và xuất ra màn hình chu vi và diện tích của tam giác đó (lấy độ chính xác 02 số thập phân).
Câu 7: Cho biểu thức f(x,y) = $ \frac{{\sin x}}{{\frac{{2x + y}}{{\cos x}} – \frac{{{x^y}}}{{x – y}}}} $
Viết chương trình tính giá trị của biểu thức f(x,y) tại x, y nhập vào từ bàn phím
Câu 8: Viết chương trình giải phương trình bậc nhất một ẩn ax + b = 0, với hệ số a, b nhập vào từ bàn phím.
Câu 9: Viết chương trình giải phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 ($a \ne 0$), với hệ số a, b, c nhập vào từ bàn phím.
Câu 10: Viết chương trình kiểm tra xem điểm M(x,y) có nằm trong hình tròn tâm I(a,b) và bán kính R bằng cách xuất ra giá trị True nếu điểm M nằm trong hoặc trên hình tròn và False nếu nằm ngoài hình tròn, với x, y, a, b, R nhập vào từ bàn phím?
Câu 11: Viết chương trình nhập vào các số a, b, c, sau đó kiểm tra bộ ba số a, b, c vừa nhập vào là bộ ba cạnh của tam giác thường, tam giác vuông, tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều hay không phải là bộ ba cạnh của tam giác.
——— HẾT ——–